Chứng nhận CE cực kỳ quan trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu đến châu Âu, trong đó có sàn gỗ. CE quy định nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho các mặt hàng tại thị trường EU.
Thị trường EU là một thị trường lớn, vô cùng tiềm năng dành cho các doanh nghiệp sản xuất sàn gỗ. Nhưng để xuất khẩu sàn gỗ sang EU thật sự không dễ dàng. Sản phẩm phải đạt hàng loạt các tiêu chuẩn chất lượng, được kiểm định gắt gao. Trong bài viết này, Saigon Wood sẽ giới thiệu với bạn về chứng nhận CE – “giấy thông hành” cho sàn gỗ xuất khẩu đến EU.
Chứng nhận CE là gì?
Chứng nhận CE được viết tắt từ cụm từ Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu, với tên gọi chính thức là CE Marking. Chứng nhận này thể hiện sản phẩm đạt chất lượng theo pháp luật của Liên minh châu Âu (EU) và được phép lưu thông trên thị trường châu Âu. Nếu như Nhật Bản yêu cầu Jas Marking thì tương tự tại châu Âu, CE Marking được coi là “hộ chiếu” của hàng hoá.
>> Xem thêm về Sàn Gỗ Tự Nhiên Kỹ Thuật Và Chứng chỉ JAS Making <<
Chứng nhận CE áp dụng với nhiều mặt hàng, ngoại trừ hoá chất, hàng dệt may và thực phẩm. Sản phẩm có được chứng nhận CE mới đủ điều kiện xuất hiện tại thị trường châu Âu. Rất nhiều trường hợp hàng hóa bị hải quan châu Âu tịch thu hoặc hoàn trả lại vì thiếu CE Marking. Việc gắn dấu CE lên sản phẩm cũng là cam kết chịu trách nhiệm của nhà sản xuất trước các yêu cầu có trong tiêu chuẩn CE.
Trước đây CE Marking chỉ áp dụng cho các quốc gia trong khối EU. Dần dần tầm quan trọng của CE càng được công nhận rộng rãi. Ngoài EU, các nước Iceland, Nauy Liechtenstein, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu dấu CE cho hàng hoá nhập khẩu. Tương tự như các sản phẩm khác, sàn gỗ xuất khẩu đến các quốc gia này buộc phải có chứng nhận CE. Song quá trình kiểm định và đánh dấu CE được các cơ quan EU quản lý vô cùng chặt chẽ.
Quy trình cấp chứng nhận CE
Một doanh nghiệp muốn có được chứng nhận CE cho sản phẩm của mình không hề đơn giản. Phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá gắt gao, tổ chức giám định độc lập được cấp phép bởi EU mới quyết định cấp dấu CE cho sản phẩm.
Để bắt đầu kiểm định CE Marking, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:
- Nhận diện các chỉ thị và tiêu chuẩn do EU yêu cầu đối với sản phẩm.
- Xác định rõ các yêu cầu chi tiết đối với sản phẩm cụ thể.
- Xác định cơ quan thẩm định hồ sơ (được EU chỉ định).
- Kiểm định sản phẩm, kiểm tra và đánh giá mức độ hợp chuẩn của sản phẩm.
- Soạn thảo hồ sơ kiểm định và tài liệu kỹ thuật liên quan, gửi đến cơ quan thẩm định.
- Nhận kết quả thẩm định.
- Nếu đã đủ điều kiện và được công nhận, doanh nghiệp gắn dấu CE cho sản phẩm và phát hành DOP (Tuyên bố kỹ thuật cho sản phẩm).
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, CE Marking còn có yêu cầu giám sát sau kiểm định để đảm bảo nhà sản xuất luôn tuân thủ tiêu chuẩn. Có được dấu CE là một quá trình khó khăn và nhà sản xuất phải luôn duy trì, phát triển sản phẩm đạt chuẩn để giữ trách nhiệm với người tiêu dùng.
Các yêu cầu đối với dấu CE
Nguyên tắc khi gắn dấu Ce cho sản phẩm là phải đặc biệt tuân thủ theo quy định riêng của EU. Quy định nhãn dán CE trên sản phẩm sẽ khác nhau ở từng loại sản phẩm, tuy nhiên, chúng đều phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Dấu CE chỉ được đặt bởi nhà sản xuất hoặc đại diện uỷ quyền trực tiếp.
– Dù kích thước nhãn dán chứng nhận CE Marking tăng hay giảm thì tỷ lệ giữa ‘C’ và ‘E’ bắt buộc không được thay đổi.
– Dấu CE phải được đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.
– Không được đặt bất kỳ dấu hiệu, ký hiệu nào gây hiểu sai ý nghĩa của dấu CE.
– Phải sử dụng dấu CE để thể hiện sự phù hợp của các sản phẩm với các chỉ thị liên quan.
– Dấu CE phải được in ở vị trí các logo không thể che khuất trên sản phẩm.
Lợi thế của sàn gỗ Saigon Wood – sàn gỗ đạt chứng nhận CE
Sàn gỗ tại Saigon Wood đã vinh dự được cấp chứng nhận CE cho phép tiêu thụ tại châu Âu. Lợi thế rõ ràng nhất đó là sàn gỗ có dấu CE đã tìm được vị trí vững vàng, từng bước chứng minh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây là cả một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của Saigon Wood nhằm đưa sàn gỗ đến thị trường EU nổi tiếng khó tính hàng đầu trên thế giới.
Đối với sàn gỗ xuất khẩu đến châu Âu, CE Marking bao gồm nhiều tiêu chí về chất lượng và độ an toàn cho người dùng, thông qua đánh giá các đặc điểm như:
- Độ hút ẩm
- Phản ứng cháy
- Thải Formaldehyde
- Thải Pentachlorophenol
- Lực độ gãy vỡ
- Độ trơn trượt
- Độ dẫn nhiệt
- Độ bền sinh học
Điều này thể hiện rằng sàn gỗ Saigon Wood đã đạt tiêu chuẩn cao về nguồn nguyên liệu chất lượng, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường (với nồng độ phát thải cho phép). Hơn hết là sàn gỗ đạt được độ bền bỉ, an toàn cho người dùng.
>> Xem thêm: Sàn Gỗ Engineered – Phát Triển Môi Trường Rừng Bền Vững <<
Không có lời quảng cáo nào minh bạch hơn các tiêu chuẩn chi tiết trong chứng nhận CE. Vì thế khi vinh dự đạt được chứng nhận CE cũng là lúc sàn gỗ Saigon Wood đến được gần hơn với khách hàng. Đồng thời dấu CE đã tăng thêm trách nhiệm giữ đúng chất lượng sàn gỗ của Saigon Wood theo quy định hiện hành của EU.
Song song với kết quả sàn gỗ xuất khẩu thành công đến thị trường châu Âu, Saigon Wood sẽ không ngừng nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm. Không chỉ sàn gỗ xuất khẩu mới tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà ngay cả sàn gỗ tại thị trường trong nước cũng có các quy chuẩn chặt chẽ. Bởi vì mục tiêu của Saigon Wood là cung cấp cho người tiêu dùng các loại sàn gỗ chất lượng hàng đầu.
Đạt được chứng nhận CE là một bước tiến của thương hiệu Saigon Wood để chúng tôi tiếp tục mở rộng thị trường, xuất khẩu sàn gỗ sang nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Người tiêu dùng có thể sử dụng sàn gỗ đạt tiêu chuẩn châu Âu từ một nhà sản xuất trong nước. Đó là thành quả mà Saigon Wood luôn cố gắng đạt được và duy trì.